Skip to content

Trợ giúp

Tìm kiếm

Gõ từ khóa bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ:

  • design
  • bleachers grisham
Gợi ý tìm kiếm
Ký tự đại diện Bạn có thể sử dụng dấu hoa thị (*) để đại diện cho những kí tự ở cuối của từ khóa tìm kiếm. Bạn cũng có thể sử dụng dấu hỏi chấm (?) để đại diện cho một kí tự ở bất cứ chỗ nào trong một từ khóa tìm kiếm.
Ví dụ : environment* polic*, wom?n
Toán tử Boolean Sử dụng toán tử “AND” hoặc “OR” để kết hợp các từ khóa tìm kiếm trong bất kì trường nào và theo bất kì thứ tự gì. Sử dụng toán tử “AND NOT” để loại trừ một từ khóa nào đó trong quá trình tìm kiếm.
Ví dụ : stocks AND bonds => Cụm này sẽ tìm ra tất cả các biểu ghi có chứa từ “stock” và từ “bonds”. Nếu biểu ghi nào chỉ có một trong hai từ này thì không thỏa mãn điều kiện tìm.
Ví dụ : (alaska OR canada) AND (adventure AND NOT vacation) => Cụm này sẽ tìm tất cả các biểu ghi có chứa từ (“alaska” hoặc từ “canada”) và (chứa từ “adventure” nhưng không chứa từ “vacation”).
Giới hạn trường Bạn có thể chọn một trường cụ thể để tìm kiếm như: nhan đề, tác giả, từ khóa… Khi đó, hệ thống chỉ tìm kiếm trên trường dữ liệu mà bạn đã chọn thay vì tìm trên tất cả các trường.
Mức độ liên quan của kết quả tìm kiếm Khi tìm kiếm theo tiêu chí từ khóa (keyword), bạn thường thu được số lượng kết quả rất lớn. Để dễ dàng hơn cho bạn đọc, hệ thống sẽ nhóm các kết quả theo mức độ liên quan đến từ khóa tìm kiếm. Những tài liệu liên quan nhiều nhất được hiển thị ở đầu danh sách. Trong mỗi nhóm, các tài liệu có mức độ liên quan tương đương nhau và được sắp xếp theo thời gian xuất bản hoặc nhan đề. Vì vậy, hãy sử dụng toán tử tìm kiếm để tạo ra một cấu trúc tìm kiếm phức tạp, khi đó số lượng kết quả trả về là xát nhất với nhu cầu của bạn và hệ thống sẽ không nhóm theo mức độ liên quan nữa.

Trở lại đầu trang

Gợi ý tìm kiếm nâng cao

Tìm kiếm nhiều từ

Khi từ khóa tìm kiếm của bạn có nhiều từ (ví dụ: cụm từ), hệ thống sẽ tự động thêm toán tử tìm kiếm “AND” vào giữa mỗi từ. Các từ tìm kiếm có thể xuất hiện ở bất kì chỗ nào trong biểu ghi và không nhất thiết phải sắp xếp theo thứ tự đã nhập. Cả hai ví dụ dưới đây đều trả về cùng một kết quả:

Ví dụ

Sử dụng tìm kiếm nhiều từ:
university science department
university and science and department

Tìm kiếm cụm từ

Nếu bạn muốn tìm chính xác một cụm từ, hãy đặt cụm từ đó trong dấu ngoặc kép. Các từ nằm trong dấu ngoặc kép sẽ xuất hiện cùng nhau theo thứ tự bạn đã nhập.

Ví dụ

Tìm kiếm một cụm từ:
"university science department"

Ký tự đại diện

*   Đại diện cho tất cả các kí tự liền nhau mà không chứa dấu cách, bắt đầu từ vị trí đặt dấu hoa thị cho đến hết từ. Ví dụ: từ khóa "comput*" sẽ đại diện cho tất cả các từ bắt đầu với cụm "comput" (e.g., "computer", "computation", etc.).
Dấu hoa thị cũng có thể sử dụng nhiều lần trong một từ khóa tìm kiếm.

?   Sử dụng dấu hỏi chấm để đại diện cho một kí tự trong từ khóa tìm kiếm. Ví dụ:

Ví dụ

Ký tự đặc biệt *:
environment* polic*
comp*

Ký tự đặc biệt ?:
wom?n

Toán tử Boolean

Chọn một toán tử mà bạn muốn trong danh sách các toán tử của công cụ Tìm kiếm nâng cao. Sử dụng toán tử “AND” hoặc “OR” để kết hợp các từ khóa tìm kiếm trong bất kì trường nào và theo bất kì thứ tự gì. Sử dụng toán tử “AND NOT” để loại trừ một từ khóa nào đó trong quá trình tìm kiếm.

Ví dụ

Sử dụng toán tử Boolean:
stocks and bonds
stocks or bonds
stocks and not bonds

Giới hạn trường tìm kiếm

Chọn một trường cụ thể trong danh sách lựa chọn. Danh sách các trường được đặt ở đầu dòng, phía trước ô nhập từ/cụm từ tìm kiếm. Khi bạn chọn một trường cụ thể, hệ thống chỉ tìm kiếm thông tin trên trường đó thay vì tìm kiếm trên tất cả các trường của biểu ghi.

Dưới đây là danh sách các trường giới hạn và ý nghĩa của từng trường:

  • Tác giả (Author): Chỉ tìm kiếm trên tất cả các trường tác giả của tài liệu.
  • Nhan đề (Title): Chỉ tìm kiếm trên tất cả các trường nhan đề của tài liệu.
  • Chủ đề (Subject): Chỉ tìm kiếm trên tất cả các trường chủ đề của tài liệu.
  • Phụ chú (Note): Chỉ tìm kiếm trên tất cả các trường phụ chú của tài liệu.

Nhóm mức độ liên quan

Khi tìm kiếm theo tiêu chí từ khóa (keyword), bạn thường thu được số lượng kết quả rất lớn. Để dễ dàng hơn cho bạn đọc, hệ thống sẽ nhóm các kết quả theo mức độ liên quan đến từ khóa tìm kiếm. Những tài liệu liên quan nhiều nhất được hiển thị ở đầu danh sách. Trong mỗi nhóm, các tài liệu có mức độ liên quan tương đương nhau và được sắp xếp theo thời gian xuất bản hoặc nhan đề. Vì vậy, hãy sử dụng toán tử tìm kiếm để tạo ra một cấu trúc tìm kiếm phức tạp, khi đó số lượng kết quả trả về là xát nhất với nhu cầu của bạn và hệ thống sẽ không nhóm theo mức độ liên quan nữa.

Most relevant Các tài liệu liên quan nhiều nhất. 

Highly relevant Các tài liệu liên quan nhiều. 

Very relevant Các tài liệu khá liên quan. 

Relevant Các tài liệu liên quan. 

Other relevant Các tài liệu liên quan thấp. 

Trở lại đầu trang

Lưu lịch sử tìm kiếm

Nếu bạn có một tác giả hoặc một chủ đề yêu thích mà thường xuyên tìm kiếm, bạn chỉ phải tìm kiếm một lần sau đó lưu lại chỉ với một cú click chuột. Điều này giúp bạn không phải gõ đi gõ lại một từ khóa tìm kiếm/cấu trúc tìm kiếm mỗi lần sử dụng thư viện.

Để lưu lịch sử tìm kiếm, thực hiện theo các bước sau:

  1. Đăng nhập vào tài khoản thư viện của bạn.
  2. Thực hiện tìm kiếm tài liệu bằng công cụ tìm kiếm nhanh, tìm kiếm nâng cao… tùy theo ý của bạn.
  3. Khi danh sách kết quả hiển thị trên màn hình, hãy click vào nút "Save as preferred search".
  4. Lần sau khi đăng nhập lại vào phần mềm, bạn có thể chọn nút "Preferred Searches" trong trang cá nhân để xem danh sách các tìm kiếm đã lưu.
  5. Hãy lick vào nút “Search” tương ứng với tìm kiếm mà bạn muốn, hệ thống sẽ ngay lập tức hiển thị danh sách kết quả tìm kiếm cho bạn.
  6. Nếu bạn muốn nhận được thông báo qua email khi thư viện có các tài liệu mới mà phù hợp với tìm kiếm của bạn, hãy chọn ô “Mark for Email”, tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng biểu ghi của bạn đã có thông tin về email.

Trở lại đầu trang

Gia hạn tài liệu đang mượn

Bạn đọc có thể tự gia hạn tài liệu đang mượn thông qua WebPAC mà không cần đến thư viện. Tất cả tài liệu có thể được gia hạn ngoại trừ các các liệu quá hạn.

Để gia hạn tài liệu, bạn thực hiện theo các bước sau:

  1. Đăng nhập vào tài khoản của bạn trên WebPAC của thư viện.
  2. Nếu giao diện mặc định không hiển thị danh sách các tài liệu bạn đang mượn thị hãy nhấn vào mục "Items currently checked out".
  3. Chọn tài liệu bạn muốn gia hạn bằng cách tick chọn vào ô trống trong cột RENEW và sau đó nhấn vào nút RENEW Nếu bạn muốn gia hạn tất cả các tài liệu đang có, hãy nhấn vào nút Renew ALL .
  4. Nếu bạn không được phép gia hạn, tin nhắn thông báo sẽ hiển thị trên màn hình. Nếu bạn gia hạn thành công, ngày gia hạn mới sẽ hiển thị trong cột “STATUS”. Hãy luôn luôn kiểm tra thông tin trong cột “STATUS” để chắc chắn rằng bạn đã gia hạn thành công hay không.

Trở lại đầu trang

Library Events and Community Programs

Program Registration allows patrons to view programs offered by the library. Patrons may retrieve programs in either a calendar or browse view. Program Registration is a useful way to familiarize yourself with the community programs offered by the library and register to attend.

Trở lại đầu trang